Mèo thở khò khè có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng. Và đây là những nguyên nhân mà bạn nên biết.
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở MÈO: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở MÈO – MẦM BỆNH CÓ THỂ ĐI THEO MÈO CẢ ĐỜI
CẢNH BÁO: DẤU HIỆU MÈO BỊ GIUN MÀ BẠN NÊN BIẾT
Khi mèo thở khò khè nghĩa là đã có điều gì đó không ổn với sức khỏe của bé. Thật không may là danh sách những nguyên nhân gây ra dấu hiệu này đều khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bác sĩ thú y đều có thể giải quyết chúng cho bạn.
Búi lông trong dạ dày mèo
Ho là một trong những dấu hiệu của búi lông trong dạ dày mèo. Mặc dù mèo cưng được chăm sóc và chải lông cẩn thận hàng ngày để loại bỏ lông rụng nhưng khả năng mèo bị tích tụ búi lông vẫn có.
Thỉnh thoảng mèo sẽ tống một ít búi lông ra khỏi cơ thể. Mèo thở khò khè và thường cúi đầu xuống khi chuẩn bị ói búi lông ra ngoài. Tiếng khò khè lúc này rất đặc biệt nhưng mọi chuyện sẽ bình thường trở lại ngay khi mèo loại bỏ được chúng ra ngoài.
Cấu tạo gương mặt phẳng
Những giống mèo có cấu tạo gương mặt phẳng rất dễ bị thở khò khè (Ảnh: Printerest)
Những chú mèo có gương mặt phẳng (điển hình là mèo Ba Tư) thường dễ bị ảnh hưởng khi lượng không khí giảm do có chiếc mũi ngắn. Tình trạng này được gọi là hội chứng brachycephalic. Việc hô hấp đôi khi gặp một chút khó khăn, nhất khi sau khi chúng vận động mạnh.
Đường thở của mèo có gương mặt phẳng thường dễ bị tắc nghẽn và tạo ra âm thanh như mèo thở khò khè hoặc thực sự mèo đang bị khò khè. Nước mũi là một trong những nguyên nhân bạn có thể nghĩ đến trong trường hợp này.
Vấn đề về đường hô hấp
Bất kỳ bệnh nào làm rối loạn hệ hô hấp của đều có thể khiến mèo thở khò khè (Ảnh: Sepicat)
Đây chắc chắn là nguyên nhân đầu tiên mà đa số người nuôi mèo đều nghĩ đến khi thấy mèo có biểu hiện bất thường. Bất kỳ bệnh nào làm rối loạn hệ hô hấp của đều có thể khiến mèo thở khò khè, bao gồm: hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng xoang và chlamydia.
Đối với viêm phế quản và hen suyễn thì mèo có thể bị khò khè thật sự. Mặt khác, với nhiễm trùng xoang, chlamydia và các tình trạng tương tự thì âm thanh này có thể là do nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm phế quản có thể khiến mèo thở khò khè liên tục không ngừng. Ngược lại thì hen suyễn chỉ xảy ra trong một lúc rồi ngưng.
Giun và cục máu đông
Bạn nên nghĩ tới lũ giun ký sinh khi thấy mèo thở khò khè (Ảnh: Excel CPD)
Khi giun ký sinh vào cơ thể mèo, nhiều khả năng chúng có thể đi vào phổi của mèo. Cả giun phổi và giun tim đều có thể sống trong phổi mèo và gây ra một loạt các triệu chứng như mèo thở khò khè, ăn ít, hôn mê, yếu và nôn.
Ngoài ra, còn rất nhiều triệu chứng liên quan đến nhiều tình trạng khác và đặc biệt là các vấn đề về hô hấp. Vì vậy mà nhiều người nhầm lẫn bệnh mà bỏ qua nguyên nhân giun ký sinh trong một thời gian dài.
Đáng nói hơn là giun tim có thể gây ra huyết khối phổi. Cục máu đông này ức chế lưu lượng máu trong phổi của mèo. Điều này khiến mèo thở khó khăn và có thể dẫn đến tình trạng mèo thở khò khè và ho. Mặt khác, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các bệnh khác, có thể gây tử vong nếu mèo của bạn không được phát hiện và điều trị.
Dù là nguyên nhân nào khi khi thấy mèo thở khò khè, bạn đều nên cho mèo đi kiểm tra. Bác sĩ có thể giúp mèo điều trị và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu không muốn mèo gặp nguy hiểm đến tính mạng thì bạn chớ bỏ qua khi thấy tình trạng này nhé!
Nguồn tham khảo: Pet The Nest