HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH RĂNG CHO MÈO (KÈM VIDEO HƯỚNG DẪN)

Mèo cũng cần được chăm sóc răng miệng. Cách hiệu quả nhất để chăm sóc răng miệng cho mèo là đánh răng cho chúng, điều này giúp loại bỏ mảng bám và duy trì sức khỏe răng miệng cho mèo.

HƯỚNG DẪN TRỒNG CỎ MÈO TẠI NHÀ CỰC DỄ

NHỮNG CÁCH LÀM TIÊU BÚI LÔNG Ở MÈO ĐƠN GIẢN MÀ CỰC HIỆU QUẢ

CÁCH CHĂM SÓC MÈO ĐỰC SAU TRIỆT SẢN TẠI NHÀ

Nếu có thể thì bạn nên đánh răng cho mèo mỗi ngày, hoặc 2 lần một ngày. Tuy nhiên, có lẽ những lần đầu tiên được đánh răng, mèo sẽ có nhiều phản ứng dữ dội, không hợp tác. Nhưng bạn đừng lo, mèo sẽ dần quen với việc được đánh răng. Bạn đã biết cách đánh răng cho mèo chưa nào ?

Những thứ cần chuẩn bị

Mèo cần một bàn chải đánh răng và kem đánh răng đặc biệt dành cho mèo (Ảnh : Petlifetoday)

Bàn chải đánh răng : nên dùng bàn chải đánh răng riêng cho mỗi con mèo vì nước bọt có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng chéo cho những con mèo khác. Có một loại bàn chải đánh răng cho mèo có thể đeo trực tiếp vào tay bạn, bàn chải này sẽ giúp bạn dễ thao tác hơn khi đánh răng cho mèo. Hoặc bạn có thể dùng những bàn chải thông thường với sợi lông mềm và đầu bàn chải nhỏ hay những loại bàn chải cho mèo.

Kem đánh răng dành riêng cho mèo : Kem đánh răng của mèo khác với kem đánh răng của người rất nhiều, vì vậy, bạn không bao giờ nên sử dụng kem đánh răng của người để đánh cho mèo đễ làm cho mèo bị kích ứng dạ dày.

Ngoài ra, kem đánh răng của mèo còn có vị rất đặc biệt, thường là mùi thịt để giúp mèo thấy dễ chịu hơn khi đánh răng. Những mùi của kem đánh răng mà bạn có thể lựa chọn cho mèo là : gà, bò, cá hoặc bạc hà.

Hướng dẫn cách đánh răng cho mèo

Bạn có thể cho mèo làm quen với việc đánh răng bằng một vài cách sau :Bạn nên cho mèo ngửi thử mùi kem đánh răng trong vài ngày đầu tiên để mèo dần chấp nhận mùi vị. Quẹt một ít kem ra tay và đưa cho mèo ngửi hoặc bôi 1 tí kem đánh răng lên phần dưới mũi mèo đều được.

Thử giữ đầu của mèo như khi đánh răng sẽ giúp mèo không giật mình, hoảng sợ khi bị giữ chặt đầu trong ngày đầu tiên đánh răng.

Bạn nên cho mèo làm quen một vài lần trước khi đánh răng lần đầu tiên (Ảnh : Pet Central)

Nên tiếp cận mèo ở phần thân khi đánh răng cho mèo để giảm bớt những tổn thương mèo có thể gây ra cho bạn khi bị hoảng loạn.

Bạn có thể cần thêm một người hỗ trợ để giữ mèo trong những lần đầu tiên đánh răng nếu mèo phản ứng quá mạnh.

Và bây giờ hãy cùng bắt tay vào việc nào !

Bước 1 : chuẩn bị bàn chải đánh răng và kem đánh răng chuyên dùng cho mèo. Bôi một ít kem đánh răng lên bàn chải.

Bước 2 : Giữ đầu mèo và có thể nhờ ai đó giữ phần thân dưới và 2 chân trước của mèo. Dùng ngón tay kéo nhẹ phần mép và đưa bàn chải vào chải 2 cây răng nanh to nhất cho mèo hoặc bất kì răng nào mà bạn tiếp cận được. Xử lí từng cái răng một thật nhẹ nhàng để tránh làm mèo sợ hãi cho đến khi chà sạch hết từng cây răng mèo.

Bạn nên chải bàn chải xoay tròn hoặc thành đường thẳng từ trên xuống sẽ giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn.Lấy thêm kem đánh răng nếu cần. Kem đánh răng cần phải đủ nhiều mới có thể đánh bay các mảng bám trong răng của mèo được bạn nhé!

Trong những lần đầu tiên có lẽ mèo cưng sẽ không hợp tác được như chú mèo trên video nhưng sau nhiều lần được chải răng, mèo sẽ quen và ngoan ngoãn như chú mèo kia. Chúc bạn thành công nhé !

Nguồn tham khảo : Icatcare

NHỮNG LÍ DO MÈO BỊ BỎ RƠI HOẶC CHUYỂN CHỦ Ở VIỆT NAM

Hàng ngày lướt một vòng trên các diễn đàn hội nhóm thú cưng, đặc biệt là các nhóm về mèo. Chúng ta đều dễ dàng bắt gặp được một loạt tin đăng tìm chủ mới cho các bé mèo từ nhỏ cho tới lớn, hoặc tệ hơn là tin tức về các chú mèo bị chủ bỏ rơi được người dân đăng bài cầu cứu. 

MUA MÈO TÂY GIÁ RẺ HAY NHẬN NUÔI MÈO TA?

BÀN LUẬN VỀ QUAN NIỆM MÈO LÀ ĐIỀM XUI XẺO TRONG VĂN HÓA VIỆT

Vậy nguyên nhân vì sao mà số lượng mèo bị bỏ rơi gia tăng mỗi ngày và cả các bé mèo tây cho dù có xinh đẹp tới mấy cũng bị chủ nhân tìm nhà mới ? Bài viết này tổng hợp các nguyên nhân thường thấy nhất ở cộng đồng người nuôi mèo Việt Nam hiện nay.

1) Không tìm hiểu kĩ về các vấn đề chăm sóc, sức khỏe, ăn uống, vệ sinh, tập tính của mèo … trước khi đón mèo về nuôi.

Một chú mèo là cá thể sống hoàn toàn cho nên không hề đơn giản chỉ là mua về nhà rồi cưng nựng như mua gấu bông. Các bạn chỉ thấy chú mèo xinh đẹp và bắt kịp xu hướng nuôi mèo của giới trẻ liền lập tức đón một chú mèo về nhà mà không chịu tìm hiểu trước sẽ rất dễ gặp phải những ” cú sốc đầu đời ” như mèo ị bậy ra nhà, mèo bỏ ăn, mèo rụng lông, mèo cào hư đồ đạc trong nhà….

Những cú sốc đó liên tiếp xảy đến sẽ dẫn đến sự ” vỡ mộng” và với những bạn không kiên nhẫn sẽ cảm thấy việc nuôi mèo quá khó, dẫn đến việc nhanh chóng bán gấp mèo. 

Tiêm phòng bệnh cho mèo.

2) Không xin phép ba mẹ trước khi mua mèo.

Đây là lí do thường thấy nhất đối với các bạn còn đang là học sinh, sinh viên. Mặc dù cũng có nhiều trường hợp bé mèo chinh phục được sự yêu thương của các bậc phụ huynh nhưng đa phần đều không qua khỏi lệnh của ba mẹ và nhanh chóng từ bỏ việc nuôi mèo. Chính vì vậy khuyến cáo các bạn còn đang sống cùng với ba mẹ thì nên xin phép trước khi đón một bé mèo về nuôi.

Nuôi mèo cần có sự đồng ý của ba mẹ.

3) Mua phải mèo không chất lượng, mèo bệnh, mèo không giống hình quảng cáo … 

Ban đầu khi nuôi mèo, các bạn đều đã lên mạng tìm hiểu về giống mèo mình định mua và tìm chỗ bán. Việc mua bán online rất dễ dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như nhận mèo không giống với hình quảng cáo, bị lừa đảo mua phải mèo bệnh… vì tiếc số tiền cọc hoặc nghe lời ngon ngọt của người bán mà nhắm mắt đón đại bé mèo về.

Sau đó là những chuỗi ngày khủng hoảng khi mèo bệnh, hoang mang khi càng nuôi lớn càng xấu xí … Dẫn đến việc chán nản và không muốn nuôi bé mèo đó nữa.

Mua phải mèo bị nấm ghẻ.

4) Đi du học nên không thể tiếp tục nuôi mèo.

Các bạn học sinh, sinh viên lên thành phố học thì cảm thấy cô đơn nên muốn đón một bé mèo về nuôi bầu bạn với mình. Nhưng khi chuẩn bị đi du học thì đương nhiên bé mèo sẽ không đem theo được, mà gửi về nhà thì ba mẹ không cho nuôi. Kết cục là lật đật tìm nhà mới yêu thương cho người bạn bốn chân ấy.

5) Lập gia đình, có bầu nên không nuôi mèo được.

Đây là lí do của hầu hết các bạn gái khi tìm chủ mới cho mèo. Cưới chồng về nhà chồng không được nuôi mèo hoặc có bầu có em bé nuôi mèo ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Phân mèo có vi khuẩn gây sảy thai và lông mèo làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh cho nên trường hợp này nếu hai vợ chồng không tính toán được nuôi mèo sao cho an toàn thì đúng là nên tìm nhà mới cho các bé mèo.

Có bầu nên hạn chế tiếp xúc với mèo.

6) Mơ mộng kiếm tiền từ việc sinh sản của mèo nhưng kết cục ” đời không như là mơ”.

Các bạn mua mèo với mục đích ban đầu để sau này mèo đẻ ra bán kiếm tiền thì rất dễ sang nhượng mèo nếu nuôi mãi mèo không chịu đẻ, mèo bị sảy thai, mèo sinh con xấu … dần dần phát hiện ra tiền kiếm được từ mèo chỉ bằng ngón chân so với tiền nuôi mèo. Thế là vỡ mộng “kinh doanh” đành phải “thanh lí” mèo.

Nuôi mèo sinh sản.

7) Mèo đẻ quá nhiều , vỡ kế hoạch nuôi không nổi đành đem cho hoặc đem bỏ.

Việc nuôi mèo mà không muốn có mèo con thì tuyệt đối phải triệt sản mèo, vì để mèo tự do đẻ rất dễ dẫn đến vỡ kế hoạch, nuôi không nổi đàn mèo con nên đành tìm chủ mới. Nhưng sự thật đáng buồn là mèo ta rất khó tìm chủ, dẫn đến việc đem bỏ mèo con xảy ra rất là nhiều.

Mèo đẻ rất nhiều.

8) Tết về quê không đem mèo về được .. đành PHÓNG SINH mèo .

Đây là lí do hãm nhất và cũng là lí do số lượng mèo bị bỏ rơi nhiều nhất vào mỗi dịp tết đến xuân về. Các bạn đi học ở thành phố, nuôi mèo bầu bạn nhưng đến tết về quê thì bỏ rơi mèo với đủ lí do như ba mẹ không cho đem về, nhà xe không nhận chở, chi phí gửi nhà trẻ mắc quá …  Ngày tết là ngày các gia đình đoàn viên nhưng đối với các chú mèo thì là ngày chúng bị đem vứt ra ngoài đường trở thành kiếp mèo hoang.

NHUỘM LÔNG MÈO? – KHÔNG, KHÔNG VÀ KHÔNG!

Nếu bạn đang có ý định nhuộm lông mèo thì nên dừng lại ngay nhé! Nhuộm lông rất nguy hiểm với mèo.

9 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ LOÀI MÈO MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

MÙI HƯƠNG MÈO GHÉT: TRÁNH XA NHỮNG MÙI HƯƠNG NÀY KHI BẠN NUÔI MÈO

TẠI SAO MÈO THA CON ĐI KHỎI Ổ?

Mèo không cần và không nên được nhuộm lông. Hãy bỏ ngoài tai những lời giới thiệu và hình ảnh đáng yêu của những bé mèo có bộ lông nhuộm đặc biệt. Đừng để bé cưng đối mặt với những nguy cơ ngộ độc khi nhuộm lông mèo!Thuốc nhuộm và các hóa chất nhuộm lông mèo rất độc hại

Bạn có muốn mèo cưng gặp nguy hiểm chỉ vì việc nhuộm lông mèo? (Ảnh: Quora)

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là thuốc nhuộm và một số hóa chất được sử dụng khi nhuộm có thể gây nguy hiểm đến cho mèo. Đừng để cái mác “tự nhiên” trên thuốc nhuộm đánh lừa rằng chúng an toàn cho mèo. Bởi vì một số tinh dầu tự nhiên khi được sử dụng trên mèo có thể khiến bé khó thở, đi đứng loạng choạng, bỏng rát miệng và thậm chí là suy gan.

Nguy hiểm tăng cao hơn vì thói quen liếm lông của loài mèo

Mèo rất thích liếm láp cơ thể, cũng chính vì lý do này mà việc nhuộm lông mèo khiến bé gặp phải nhiều rủi ro hơn (Ảnh: iStock)

Mèo cực kỳ yêu thích sự sạch sẽ nên dành khá nhiều thời gian để liếm lông mỗi ngày. Việc liếm lông mèo cũng là cách để bé tự chải chuốt và phân tán lớp dầu tự nhiên trên da khắp cơ thể.

Mèo chỉ dừng hoặc hạn chế việc liếm lông khi chúng bị bệnh hoặc bị đau. Do thói quen này nên việc nhuộm lông mèo sẽ mang đến rất nhiều nguy cơ cho bé. Nếu bạn đã nhuộm lông mèo và nhận thấy bé đang có những hành động kỳ lạ: đi đứng chao đảo, nôn mửa, uống nước quá nhiều thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thuốc nhuộm đang gây độc cho mèo.

Đặc biệt là sau khi mèo liếm lên phần lông nhuộm.Bất kỳ khi nào nghi ngờ mèo bị ngộ độc thuốc nhuộm, hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để được hướng dẫn xử lý. Bạn sẽ chẳng cần tác động gì đến bộ lông mèo ngoài việc cắt một chút nút rối lông hoặc tỉa một chút lông ở đệm chân để mèo không bị trơn trượt.

Những việc như cạo lông, tạo kiểu và đặc biệt là nhuộm lông là hoàn toàn không cần thiết. Chúng sẽ mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích cho mèo. Bạn lưu ý điều này nhé!

GIỐNG MÈO CHẾT CHÓC Ở CHÂU PHI – MÈO CHÂN ĐEN

Mèo chân đen Châu Phi có kích thước trung bình nhỏ hơn hơn 200 lần so với sư tử bình thường nhưng khả năng săn mồi của chúng lên đến 60%.

NHỮNG THỨ KHÔNG THỂ THIẾU KHI NUÔI MÈO NGÀY TẾT

MẸO HỮU ÍCH GIÚP GIẢM BỤI TRONG CÁT VỆ SINH CHO MÈO

LÀM SAO ĐỂ MÈO YÊU BẠN HƠN?

Giống mèo chân đen Châu Phi có kích thước vô cùng nhỏ nhắn. Chúng chỉ cao khoảng 20-25.4cm giống như một phiên bản thu nhỏ của những chú mèo mướp của chúng ta. Tuy ngoại hình khá nhỏ và có gương mặt thiên thần nhưng giống mèo này là một tay săn mồi lão luyện. Đó cũng là lý do chúng được mệnh danh là giống mèo chết chóc.

Nhờ khả năng săn mồi lão làng, mèo chân đen Châu Phi được mệnh danh là giống mèo chết chóc của vùng thảo nguyên nơi đây (Ảnh: International Socitety for Endangered Cats)

Cơ thể nhỏ bé trở thành một ưu điểm cho mèo chân đen Châu Phi khi săn mồi. Chúng dễ dàng ẩn mình dưới những bãi cỏ cao của thảo nguyên Châu Phi và chờ đợi cơ hội săn mồi. Chính điều này cũng gây khó khăn cho những người quay phim khi muốn bắt cận mặt chúng. May mắn thay, trước đó vườn thú đã trang bị cho một số bé đeo vòng cổ theo dõi đặc biệt để giúp nhóm nghiên cứu bắt kịp các cuộc săn mồi về đêm của mèo chân đen Châu Phi.

Trong đoạn phim được ghi lại, cô mèo Gyra đang theo dõi một con châu chấu nhưng nó đã sớm chuyển sự chú ý sang con mồi khác hấp dẫn hơn, một chú chuột đuôi ngắn. Bạn có thể quan sát cách cô mèo này rình mồi và vồ lấy chúng để hiểu lý do mèo chân đen Châu Phi được mệnh danh là giống mèo chết chóc.

Tuy khả năng săn mồi khá lão làng nhưng giống mèo này cũng là con mồi của nhiều giống khác. Theo Sách đỏ IUCN 2016 thì mèo chân đen là loài “dễ bị tổn thương” nghĩa là chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong môi trường hoang dã. Hiện tại, loài này chỉ được tìm thấy ở Botswana, Namibia và Nam Phi.

Theo một nghiên cứu trước đây thì mèo chân đen Châu Phi có tỷ lệ săn mồi thành công lên đến 60%. Ông Luke Hunter, giám đốc bảo tồn của tổ chức Panthera cho biết, mỗi đêm mèo chân đen có thể giết trung bình từ 10-14 động vật gặm nhấm hoặc chim nhỏ. Vì cơ thể nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng nên việc săn mồi gần như diễn ra liên tục.

Với số lượng con mồi mà mèo săn được mỗi đêm thì đây thật sự là mối đe dọa cực lớn cho những loài gặm nhấm và chim nhỏ hàng đêm (Ảnh: Printerest)

Trước nay loài mèo vẫn luôn được đánh giá rất cao ở khả năng săn mồi nhưng với giống mèo chân đen Châu Phi thì điều này thật sự ấn tượng rất nhiều. Đừng đánh giá thấp chúng qua thân hình nhỏ bé nhé, chúng thật sự là thần chết với những con mồi đấy!

MÈO CON BỎ ĂN: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Mèo con bỏ ăn có khiến bạn lo lắng? Cùng tìm hiểu nguyên nhân để có cách giúp đỡ mèo cưng nhé!

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÈO CON SƠ SINH QUA TỪNG TUẦN TUỔI

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI CHUẨN BỊ TẬP CHO MÈO CON ĂN DẶM

BÍ QUYẾT CHỌN ĐƯỢC THỨC ĂN CHO MÈO CON TỐT NHẤT

Với một cơ thể nhỏ bé và gương mặt ngây thơ, mèo con luôn được nâng niu hơn bao giờ hết. Vậy nên một khi mèo con bỏ ăn sẽ khiến những người nuôi mèo vô cùng lo lắng. Hãy xem xét những nguyên nhân dưới đây để biết vì sao mèo cưng của mình bỏ ăn.

Mèo con bỏ ăn khi mới về nhà mới

Mèo con không chịu ăn uống hoặc ăn rất ít trong những ngày đầu tiên về nhà mới là điều bình thường (Ảnh: ASPCA)

Thay đổi môi trường sống là một bước ngoặt vô cùng to lớn với mèo con, nhất là đối với những bé mèo nhạy cảm. Một ngôi nhà mới có quá nhiều thứ lạ lẫm vừa khiến mèo sợ hãi lại tò mò. Vậy nên, nếu mèo con bỏ ăn khi mới về nhà mới thì đó là một điều hết sức bình thường. Hãy chờ một vài ngày khi đã dần quen với mọi thứ, bé sẽ nhanh chóng ăn uống ngon miệng trở lại.

Mèo con không ăn uống do không thích thức ăn

Mèo con thường bắt đầu cai sữa và ăn thức ăn đặc từ 6 – 8 tuần tuổi. Sau 8 tuần tuổi, chúng sẽ làm quen dần với thức ăn cứng hơn. Cũng trong giai đoạn này, mèo con vẫn đang trên đường tìm ra món ăn yêu thích của mình.

Vậy nên, hãy cho mèo ăn thử nhiều dạng thức ăn từ hạt khô (tất cả các hình dạng tròn, tam giác, dạng hạt thuôn dài) đến pate lon hay gói hoặc pate tươi tự nấu để mèo tìm ra được món khoái khẩu của mình. Việc mèo con không ăn uống trong thời gian này có thể do món ăn đó không hấp dẫn với mèo.

Nếu mèo không mệt mỏi hay có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể yên tâm. Hãy thử lại với những món khác nhé. Mách bạn một mẹo nhỏ khi chuẩn bị thức ăn ướt cho mèo là làm ấm thức ăn một chút trước khi cho ăn sẽ làm dậy mùi thức ăn và hấp dẫn hơn với mèo.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Tuy nhiễm trùng đường hô hấp trên không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến mèo giảm cảm giác thèm ăn do nghẹt mũi, sốt và mệt mỏi cơ thể. Nghẹt mũi khiến mèo không ngửi được mùi thơm của thức ăn. Có thể bạn chưa biết, mèo không ăn thức ăn vì hình dạng, màu sắc mà vì hương thơm của nó. Vậy nên, khi không nghẹt mũi, mèo con bỏ ăn là điều dễ hiểu. 

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thức ăn ướt cho mèo thay vì hạt khô để mùi thơm đậm đà hơn. Thử một vài dạng thức ăn ướt khác nhau như pate, thịt nấu sốt hoặc thạch để mèo ăn ngon miệng hơn. Nếu mèo con có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe cho bé:

  • Hắt hơi
  • Chảy nước mắt
  • Sổ mũi

Bạn nên đưa mèo con đi khám khi thấy những dấu hiệu trên (Ảnh: AnimalWised)

Mèo con ăn phải những thứ không nên ăn

Tò mò là bản tính của loài mèo, nhất là với mèo con, mọi thứ đều quá mới mẻ. Chúng có thể ăn phải những thứ không nên ăn như dây, kim tuyến, dây cột tóc và những đồ vật khác có thể bị kẹt lại trong đường tiêu hóa của mèo.

Điều này khiến mèo cảm thấy khó chịu và không muốn ăn uống. Thậm chí, trong một vài trường hợp, cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể loại bỏ dị vật này.

Tốt nhất, không nên cho mèo con chơi những đồ vật có kích thước nhỏ có thể nuốt được. Gọi ngay cho bác sĩ thì bạn nghi ngờ mèo nuốt phải dị vật để được hướng dẫn xử lý.

Mèo con bỏ ăn do bị áp lực từ những vật nuôi khác

Nỗi lo lắng với những vật nuôi khác trong nhà có thể khiến mèo không dám ăn (Ảnh: Catster)

Rất nhiều bé mèo con có tính cách nhút nhát. Chúng sợ hãi khi thấy những vật nuôi khác trong nhà như một bé mèo hoặc cún khác. Đó là lý do chúng từ chối thức ăn khi giờ ăn đến.Nếu mèo cưng nhà bạn cũng như vậy, hãy cho mèo một góc riêng khi ăn uống. Khi không có mặt những vật nuôi khác, mèo cưng sẽ thấy thoải mái hơn và ăn uống ngon miệng hơn.

Tóm lại, khi thấy mèo con bỏ ăn, điều quan trọng cần làm là xác định nguyên nhân, sau đó tùy theo nguyên nhân mà có giải pháp xử lý. Bạn nên tìm cách làm tăng hương vị của thức ăn sẽ giúp mèo thèm ăn nhiều hơn. Nếu bạn có giải pháp nào hiệu quả, hãy cùng chia sẻ với mọi người ở dưới đây nhé!

CÁCH TỰ CHĂM SÓC MÈO BỊ CẢM LẠNH TẠI NHÀ

Mùa mưa kéo dài kèm những đợt nắng thất thường dễ khiến mèo bị cảm lạnh. Ngoài việc cho mèo đi khám, những cách tự chăm sóc mèo tại nhà dưới đây sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục.

5 MẸO HAY DẠY MÈO CON KHÔNG CẮN

NHỮNG THỨ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TẮM CHO MÈO

MÈO SẼ SỐNG ĐƯỢC LÂU HƠN NẾU BẠN ÁP DỤNG 5 CÁCH NÀY

Mèo thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp khi thời tiết ẩm ương. Nếu muốn mèo cưng nhanh chóng khỏe lại, hãy áp dụng những cách chăm sóc mèo bị cảm lạnh tại nhà dưới đây.

Dùng khăn ấm lau mũi khi mèo bị cảm lạnh

Dùng khăn thấm nước ấm để lau mắt mũi cho mèo khi bé bị cảm (Ảnh: RD)

Mèo bị cảm lạnh thường kèm sổ mũi khiến gương mặt trở nên lem luốc. Bạn nên dùng khăn mềm thấm nước ấm massage lên toàn bộ gương mặt, nhất là vùng mắt, mũi của mèo để làm sạch. Thường xuyên vệ sinh và loại bỏ chất nhầy sẽ giúp mèo dễ thở hơn và trông bé tươi tắn hơn đấy!

Bổ sung vitamin 

Cung cấp thêm vitamin và các chất bổ sung có thể khiến mèo nhanh chóng phục hồi hơn. Tuy nhiên đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ của mèo trước khi sử dụng. Đây chính là nhóm chất thường mang đến hiệu quả trong trường hợp này:

  • Lysine: một axit amin thiết yếu đóng vai trò quan trọng để tạo nên protein và giúp ức chế sự nhân lên của virus. Lysine hỗ trợ mèo chống lại virus herpes hiệu quả. Bác sĩ thú y Osborne cho biết liều lượng sử dụng thông thường là khoảng 500mg và được chia ra một vài lần trong ngày.
  • Giấm táo: nhiều người nuôi mèo thường dùng giấm táo trộn vào thức ăn mèo để giúp chúng nhanh khỏi bệnh.

“Xông hơi” tại gia cho mèo

Khi mèo bị cảm lạnh, bạn nên cho mèo ở trong phòng tắm có hơi ấm và ẩm 5-10 phút mỗi ngày sẽ giúp chúng dễ thở hơn. Nếu bạn thường tắm bằng nước ấm, hãy cho mèo vào phòng tắm cùng với bạn nhưng cố gắng đừng để mèo bị ướt nhé!

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Một chiếc máy tạo độ ẩm sẽ khiến mèo dễ chịu hơn (Ảnh: fado)

Bác sĩ thú y Osborne cũng khuyên chúng ta nên cho mèo bị cảm sổ mũi chơi gần máy tạo độ ẩm 30 phút mỗi ngày trong 2-3 ngày để mũi mèo thông thoáng, dễ thở hơn.

Sử dụng nệm cho mèo hoặc nệm sưởi nếu có

Những bề mặt ấm áp luôn có sức thu hút mãnh liệt với mèo, nhất là khi mèo bị cảm lạnh, chúng càng hữu ích hơn. Cho mèo sưởi ấm trên nệm sưởi sẽ giúp mèo dễ chịu hơn trong mùa mưa lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ phải vừa phải để tránh làm bỏng đệm chân và phần bụng mèo.

Nếu không có nệm sưởi, bạn nên sắm ổ nệm cho mèo. Dù sao nằm trên ổ nệm cũng ấm áp hơn trên sàn nhà đúng không nào?

Theo dõi lượng thức ăn của mèo

Mèo bị sổ mũi thường khó cảm nhận được mùi thơm từ thức ăn, từ đó không thèm ăn. Để khuyến khích mèo ăn nhiều hơn trong lúc này, bạn nên chọn thức ăn ướt vì hương thơm đậm đà hơn. Ngoài ra, hâm ấm thức ăn ướt sẽ làm tăng mùi thơm hơn nữa. Vừa bệnh, vừa chán ăn sẽ khiến mèo mệt mỏi, ủ rũ. Hãy giúp mèo ăn uống nhiều hơn khi bị cảm bạn nhé!

Hãy áp dụng ngay những cách trên đây khi mèo bị cảm lạnh để giúp bé dễ chịu hơn. Nếu được chăm sóc tốt, mèo cưng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe thôi!

CÁCH CHĂM SÓC MÈO ĐỰC SAU TRIỆT SẢN TẠI NHÀ

Mặc dù phẫu thuật triệt sản ở mèo đực không quá phức tạp hay nguy hiểm nhưng vẫn cần chăm sóc mèo đực sau triệt sản. Điều này giúp mèo nhanh hồi phục sức khỏe và quan trọng là quá trình lành lại của vết thương. Bạn sẽ cần lưu ý những gì?

HƯỚNG DẪN TRỒNG CỎ MÈO TẠI NHÀ CỰC DỄ

NHỮNG CÁCH LÀM TIÊU BÚI LÔNG Ở MÈO ĐƠN GIẢN MÀ CỰC HIỆU QUẢ

TRỌN BỘ CÁCH CHĂM SÓC MÈO SPHYNX KHÔNG LÔNG

Ngày nay, triệt sản cho mèo được khuyến khích và tuyên truyền rộng rãi. Vì vậy, số lượng mèo được triệt sản ngày càng tăng cao. Sau khi triệt sản, mèo cần được chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Nếu bạn cần biết cách chăm sóc mèo cái sau triệt sản, hãy tham khảo ở đây. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách chăm sóc mèo đực sau triệt sản tại nhà để mèo sớm hồi phục sức khỏe.

Chăm sóc mèo đực sau triệt sản tại nhà

Boss nhà bạn có phản ứng giống chú mèo này khi nhận ra đã bị chủ cho “bay bi”? (Ảnh: Bored Panda)

Sau khi về đến nhà, có thể bé cưng nhà bạn chưa thật sự tỉnh táo vì tác dụng của thuốc mê. Một số bác sĩ sẽ kê thêm cho mèo thuốc mỡ bôi mắt để bảo vệ đôi mắt không bị khô. Thuốc mỡ có thể khiến mắt mèo trông hơi nhòe, hãy hỏi lại bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mắt mèo có vấn đề.

Khi chăm sóc mèo sau triệt sản bạn cần đặt bé ở một nơi ít ánh sáng, ấm áp và yên tĩnh trong nhà để mèo phục hồi sức khỏe trong 24 tiếng sau phẫu thuật.

Trong thời gian này, bạn nên giữ cho mèo ở một mình, không nên để các vật nuôi khác hay trẻ em làm phiền mèo đực. Vì khi trải qua cuộc phẫu thuật, tâm lý mèo có thể chưa ổn định và dễ bị kích động khi cảm nhận thấy sự đe dọa.

Thông thường, thuốc mê sẽ tan hoàn toàn trong 24 giờ sau phẫu thuật. Sau khi hết thuốc mê, mèo sẽ sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ thú y khuyên rằng bạn nên thường xuyên có mặt bên cạnh để chăm sóc mèo thiến trong đêm đầu tiên. Bạn cần theo dõi mức độ hoạt động của mèo cũng như khả năng hồi phục của bé.

Trong thời gian hồi phục, bạn nên giữ mèo đực ở trong nhà hoặc ở nơi sạch sẽ. Không để mèo một mình đi ra ngoài để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Luôn giữ vết thương khô ráo sạch sẽ để hỗ trợ quá trình hồi phục của bé.

Cần lưu ý về lượng thức ăn và nước uống khi chăm sóc mèo sau triệt sản

Bạn chỉ nên cho mèo ăn uống một lượng thật nhỏ trong lần đầu tiên ăn uống sau phẫu thuật (Ảnh: Petfinder)

Khi đưa mèo về đến nhà, bạn nên cho bé uống một chút nước. Lưu ý là chỉ cho mèo uống một lượng nước thật ít để tránh mèo bị nôn mửa. Sau khi mèo tỉnh táo hoàn toàn, bạn có thể cho mèo ăn nhưng chỉ ăn một lượng bằng ¼ hoặc một nửa khẩu phần ăn hàng ngày của mèo. Nếu mèo bị nôn khi ăn, hãy dừng việc cho ăn và thử lại vào sáng hôm sau.

Sau phẫu thuật 1 ngày, bạn có thể cho mèo ăn uống một lượng vừa phải. Bạn cũng không cần lo lắng nếu mèo từ chối thức ăn. Tác dụng của thuốc gây mê có thể khiến mèo thấy buồn nôn và không muốn ăn ngay. Nhưng nếu mèo không uống nước hoặc ăn uống một cách bất thường trong 48 giờ sau phẫu thuật thì bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Cuối cùng, đừng quên cho mèo tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vết mổ. Chăm sóc mèo đực sau triệt sản tương đối dễ hơn mèo cái. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì anh mèo nhà bạn sẽ sớm vui vẻ đi đứng vui chơi trở lại chỉ trong 1 ngày. Hãy triệt sản mèo để giảm số lượng mèo con bị bỏ rơi bạn nhé.

CHO MÈO UỐNG SỮA BÒ: NÊN HAY KHÔNG?

Sữa bò vô cùng phổ biến và có mặt ở hầu hết các gia đình. Vì vậy, khi nghĩ đến một nguồn sữa thay thế cho sữa của mèo mẹ, người ta dễ nghĩ ngay đến sữa bò. Tuy nhiên, cho mèo uống sữa bò không ổn như bạn nghĩ và lý do là đây.

NHỮNG LOẠI RAU CỦ MÈO CÓ THỂ THÊM VÀO KHI NẤU PATE TƯƠI CHO MÈO

CHO MÈO ĂN CÀ RỐT: NÊN HAY KHÔNG?

CHO MÈO ĂN BÁNH MÌ: NÊN HAY KHÔNG?

Đối với mèo con, sữa từ mèo mẹ là tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mèo con không thể bú trực tiếp từ mèo mẹ. Lúc này, mèo cần một nguồn sữa thay thế để cung cấp dinh dưỡng và duy trì sự sống. Nhưng chắc chắn bạn không nên cho mèo uống sữa bò. Cùng tìm hiểu để biết lý do tại sao nào!

Mèo chỉ có thể tiêu hóa sữa bình thường ở một giai đoạn trong đời

Trước khi cai sữa là giai đoạn duy nhất mèo có thể tiêu hóa được sữa dễ dàng (Ảnh: Printerest)

Lactose là một loại đường có trong sữa. Nhưng thật đáng tiếc, chính loại đường này lại là nguyên nhân khiến mèo không thể uống được sữa. Thời điểm duy nhất mà mèo có thể tiêu hóa được sữa chính là trước khi ăn dặm.

Vì khi đó mèo có đủ enzyme lactase, một loại enzyme tiêu hóa đường lactose nhằm giúp mèo tiêu hóa sữa mẹ. Khi mèo càng lớn, lượng enzyme lactase càng giảm do cơ thể mèo ngừng sản xuất enzyme này và khiến mèo không thể tiêu hóa sữa. Tuy nhiên, vẫn có những chú mèo giữ được khả năng tiêu hóa đường lactose khi trưởng thành.

Cho mèo uống sữa bò có được không?

Không nên cho mèo uống sữa bò (Ảnh: Litter Robot)

Khi nghĩ đến một loại sữa bổ sung thêm cho mèo, bạn đang nghĩ đến sữa bò đúng không? Nhưng sự thật là loại sữa này không tốt cho sức khỏe của mèo. Nhất là khi mèo uống sữa bò thay thế cho bữa ăn.

Chỉ uống sữa bò sẽ không thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà mèo cần.Mặt khác, sữa bò nguyên chất, sữa bò tách béo cũng có thể bổ sung một lượng chất béo không lành mạnh vào chế độ ăn của mèo. Chất béo khiến mèo tăng cân và gây đau bụng. 

Triệu chứng cho thấy mèo không dung nạp đường lactose 

Mèo không dung nạp đường lactose trong sữa thường đi phân lỏng, nôn mửa và đau bụng sau khi uống sữa từ 8 – 12 tiếng.Tóm lại, sau khi đã cai sữa và bắt đầu ăn thức ăn dành cho mèo, bạn không cần cho mèo uống sữa nữa.

Vì lúc này, mèo hoàn toàn có thể lấy được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn của mình. Nếu vì lý do nào đó mà mèo cần được uống sữa, bạn nên chọn cho sữa công thức dành riêng cho mèo thay vì sữa bò. Hãy bỏ qua món sữa bò vì nó không tốt cho mèo đâu bạn nhé!

BỎ QUA TÌNH TRẠNG MÈO BỊ HÔI MIỆNG LÀ BẠN ĐANG LÀM HẠI ĐẾN MÈO

Nguyên nhân nào khiến mèo bị hôi miệng? Bạn cần làm gì để miệng mèo trở lại bình thường?

VẢY GÀU Ở MÈO VÀ NHỮNG THỨ BẠN CẦN BIẾT

HÃY CẨN THẬN KHI MÈO UỐNG NHIỀU NƯỚC HƠN BÌNH THƯỜNG

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC MÈO SAU MỔ ĐẺ

Nhiều bé mèo gặp phải tình trạng hôi miệng, hôi một cách kinh khủng khiến chủ của chúng phải bỏ chạy khi chúng há miệng. Nhưng nhiều người nuôi mèo lại bỏ qua dấu hiệu này mà không mang mèo đi khám. Có thể bạn chưa biết nhưng mèo bị hôi miệng có thể xuất phát từ những bệnh rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mèo nếu không được điều trị

Nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng

Mèo bị hôi miệng do gặp phải những vấn đề về răng miệng

Các vấn đề răng miệng chính là thủ phạm khiến mèo bị hôi miệng (Ảnh: Wag!)

“Cho đến thời điểm này thì bệnh nha chu chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng hôi miệng ở mèo” – Bác sĩ thú y Lindsey Schneider về nha khoa và phẫu thuật miệng tại Bệnh viện đại học Cornell cho động vật chia sẻ.

Căn bệnh này có thể ảnh hưởng từ 50 – 90% mèo từ 4 tuổi trở lên. Khi mắc bệnh nha chu, cao răng bị tích tụ, nướu mèo thường bị viêm, thậm chí là chảy máu khiến mèo bị đau đớn và ảnh hưởng đến động tác nhai thức ăn. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có nguy cơ bị mất răng.

Ngoài ra, nhiều vấn đề khác xảy ra trong miệng mèo cũng có thể khiến mèo bị hôi miệng như là:

  • Dị vật (thứ gì đó mà mèo đã nhai)
  • Viêm miệng (có ảnh hưởng từ 1 – 2% mèo)
  • Khối u trong miệng
  • Nhiễm virus gây loét miệng như virus calicillin hoặc herpes

Một số bệnh lý khiến mèo bị hôi miệng

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở mèo (Ảnh: Purina)

Mèo bị hôi miệng có thể liên quan đến các bệnh xuất phát từ hoạt động chuyển hóa của các cơ quan nội tạng như: 

  • Bệnh thận: hơi thở mèo có mùi amoniac.
  • Bệnh tiểu đường: hơi thở có mùi thơm một mùi thơm đặc trưng của bệnh này.
  • Bệnh đường tiêu hóa : khi đó hơi thở của mèo sẽ có mùi nôn mửa hoặc tệ hơn là mùi thức ăn thối rữa.

=> Như bạn đã thấy, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng ở mèo. Phần lớn những nguyên nhân này nếu không được điều trị đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bé. Đó là lý do vì sao bạn nên cho mèo khám bác sĩ khi em ấy bị hôi miệng. Bác sĩ thú y sẽ khám và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng cho boss. Chỉ có như vậy mới có thể giúp đỡ được bé.

Xác định nguyên nhân mèo bị hôi miệng dựa trên thói quen và xét nghiệm công thức máu

Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị hôi miệng, người nuôi mèo cần cung cấp thêm thông tin về thói quen hàng ngày và hành vi của mèo trong thời gian gần nhất. Bạn nên nhớ lại những hành vi lạ của mèo như nhai bằng 1 bên, từ chối thức ăn, chảy nước dãi,…

Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe của mèo cũng nên được chú ý như sụt cân, uống nước ít, nôn mửa, tiêu chảy hay đi tiểu nhiều. Tất cả những thông tin này đều rất có ích để bác sĩ sớm chẩn đoán được tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Xét nghiệm công thức máu là một phần quan trọng trong việc chăm sóc y tế cho mèo.

Mèo trên 7 tuổi sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu trước khi làm thủ tục liên quan đến răng hoặc những bệnh lý khác. Những bé dưới 7 tuổi sẽ được đánh giá nhanh xét nghiệm máu trước khi làm thủ thuật về nha khoa.

Điều trị cho mèo bị hôi miệng

Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào chẩn đoán của bác sĩ thú y. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều phải bắt đầu bằng việc làm sạch răng cho mèo. Kể cả khi răng mèo trông vẫn ổn thì những mảng bám và vi khuẩn có thể vẫn đang tích tụ dưới đường viền nướu. 

Bệnh viêm nha chu rất cần được điều trị vì nếu không, nó có thể tiến triển rất nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.Nếu nguyên nhân mèo bị hôi miệng là do các bệnh chuyển hóa thì có thể mèo không cần làm sạch răng mà phải điều trị theo một cách khác. 

Giúp đỡ cho mèo tại nhà

Đánh răng cho mèo thường xuyên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khi mèo bị hôi miệng (Ảnh: Freepik)

Bạn có thể giảm bớt mùi hôi miệng cho mèo bằng cách đánh răng cho mèo tại nhà hàng ngày. Đó vừa là một cách phòng ngừa, vừa là cách hỗ trợ điều trị, nhất là khi nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng có liên quan đến bệnh răng miệng. Bạn có thể cần một vài món để chăm sóc răng cho mèo như: bàn chải đánh răng cho mèo, kem đánh răng dành riêng cho mèo, bánh làm sạch răng, thuốc xịt làm sạch răng, nước uống làm sạch răng…

Chúng sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng cho mèo rất hiệu quả đấy.Tóm lại, bạn không nên bỏ qua khi thấy mèo bị hôi miệng. Tưởng rằng không nguy hiểm nhưng nó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mèo. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị cho mèo cưng bạn nhé!

TÌM HIỂU VỀ GIỐNG MÈO MINUET

Mèo Minuet là sự lai tạo giữa gương mặt búp bê xinh xắn của mèo Ba Tư và đôi chân “nấm lùn” của mèo Munchkin. Đây lại là hai giống mèo rất được lòng giới yêu mèo. Nếu bạn cũng yêu thích chúng, hãy tìm hiểu thêm về phiên bản kết hợp – mèo Minuet này dưới đây nào!

TÌM HIỂU VỀ GIỐNG MÈO ABYSSINIAN

TÌM HIỂU VỀ GIỐNG MÈO MỸ TAI XOẮN

TÌM HIỂU VỀ GIỐNG MÈO XIÊM

Mèo Minuet với ngoại hình cực kỳ đáng yêu và bắt mắt. Giống mèo này hứa hẹn sẽ đốn gục trái tim của người yêu mèo tại Việt Nam nếu được chuyển hộ khẩu về Việt Nam. Bạn có từng tưởng tượng gương mặt với đôi mắt to tròn của mèo Ba Tư được kết hợp với đôi chân ngắn của mèo Munchkin?

Bạn sẽ chẳng thể kiềm lòng nỗi trước một chú mèo Minuet. Nếu yêu thích chúng, hãy cùng tìm hiểu thêm về giống mèo này ngay bây giờ!

Giống mèo Minuet trước đây có tên là mèo Napoleon (Ảnh: Ready Hosting)

Mô tả chung

Giống mèo Minuet là một giống mèo do con người lai tạo nên và hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Minuet là sự kết hợp giữa mèo Ba Tư và mèo Munchkin. Vậy nên, giống mèo này vừa sở hữu đôi chân ngắn và các đặc điểm khác từ mèo Ba Tư.

Tất cả tạo ra một diện mạo vô cùng bắt mắt và có thể khiến bất kỳ người yêu mèo nào đổ gục.

Một “chiếc” mèo Minuet hết sức đáng yêu (Ảnh: TICA)

Xinh đẹp ở mọi góc độ (Ảnh: TICA)

Mèo Minuet thuộc dòng mèo có kích thước nhỏ. Phần lớn chúng chỉ nặng từ 2,3 – 4kg. Một bé mèo thuộc giống này có thể sống đến hơn 15 năm tùy theo chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và một vài yếu tố khác.

Lịch sử hình thành

Giống mèo Minuet xuất hiện từ năm 1996 (Ảnh: Cute Cat Picture)

Giống mèo này bắt đầu xuất hiện từ năm 1996. Ý tưởng lai tạo ra giống mèo này bắt đầu từ một người nhân giống chó – Joe Smith sau khi đọc được một bài báo trên tờ Wall Street Journal về mèo Munchkin.

Sau đó, một người nhân giống khác tên là Teri Harris đã giúp chúng phát triển và trở nên phổ biến hơn.Giống mèo Minuet trước đây có tên là Napoleon và được Hiệp hội mèo TICA công nhận vào năm 2011.

Tính cách

Minuet vừa đằm thắm giống mèo Ba Tư lại vừa tăng động như mèo Munchkin (Ảnh: Printerest)

Minuet thật sự là những chú mèo đầy tình cảm và gần gũi với con người. Chúng vừa có sự dịu dàng, đằm thắm của mèo Ba Tư lại vừa tràn đầy năng lượng và thích chơi đùa như mèo Munchkin. Đôi mắt to tròn và khuôn mặt đầy quyến rũ chính là thứ vũ khí lợi hại nhất của mèo Minuet.

Trông chúng lúc nào cũng thật ngây thơ kể cả khi chúng vừa quậy phá xong một thứ gì đó trong ngôi nhà bạn. Bất kể thân hình “nấm lùn” của mình, mèo Minuet vẫn có thể chạy nhảy, hoạt động và điều hướng để luồn lách thật tốc độ qua những khe hẹp. Không hổ danh là mang một phần Munchkin trong người của mình.

Những bệnh thường gặp ở mèo Minuet

Mèo Minuet được đánh giá là một giống mèo khỏe mạnh (Ảnh: TICA)

Dù sao thì giống mèo này vẫn được xem là một giống mèo có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, do lai tạo từ mèo Ba Tư và Munchkin nên chúng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề sức khỏe tương tự như hai giống này. Một số bệnh thường gặp ở mèo Minuet là:Đục thủy tinh thểTật ở xương sống (Lordosis)Bệnh thận đa nangMèo Minuet có phù hợp để làm thú cưng?

Một thành viên mèo Minuet trong gia đình bạn, tại sao không? (Ảnh: Razas de gato)

Chúng hoàn toàn có thể sống cùng một gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giúp chúng học cách hòa nhập thật sớm và đặt ra một giới hạn chơi đùa với những em bé trong nhà. Nếu bạn đang nuôi những bé thú cưng khác? Không cần lo lắng, mèo Minuet rất tốt bụng. Chúng hoàn toàn có thể sống cùng một mái nhà với những vật nuôi khác. Đương nhiên, luôn giám sát những lần gặp gỡ của chúng trong thời gian đầu để hạn chế những chuyện đáng tiếc xảy ra.

=> Mèo Minuet có thể giúp bạn dẹp bỏ mọi lo lắng và đồng hành cùng gia đình bạn. Nếu bạn đang cần một chú mèo, hãy chọn Minuet.

Giá mèo Minuet như thế nào?

Một bé mèo con thuộc giống Minuet thường có giá khoảng 1200$ tùy vào độ đẹp của mèo.Bạn nghĩ sao về giống mèo đáng yêu này? Cùng chia sẻ cảm nhận và dự đoán về cơ hội phát triển của mèo Minuet tại Việt Nam nào!

Nguồn dịch tổng hợp