Mèo nhà bạn đánh nhau tung tóe và bạn không biết lý do vì sao ?. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào !
BỘ LÔNG TRẮNG CỦA MÈO TRONG MẮT THẾ GIỚI
5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ TIẾNG GRU GRU CỦA MÈO
CẠO LÔNG MÈO KIỂU SƯ TỬ, NÊN HAY KHÔNG ?
Nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 con mèo trong nhà, chắc hẳn bạn sẽ quá quen với những trận chiến của chúng phải không nào ?. Những trận đánh nhau này làm cho chúng rụng lông tơi bời, đôi khi còn làm cho chúng bị thương. Vậy bạn đã tìm hiểu nguyên nhân chưa ?
Đánh nhau để khẳng định địa vị của mình trong nhà
Mèo đánh nhau để khẳng định địa vị của mình (Ảnh : The Spruce Pets)
Nếu những con mèo sống cùng nhà không hợp với nhau, chúng hoàn toàn có thể lựa chọn tránh mặt nhau. Nhưng bản tính của loài mèo làm cho chúng ít khi chịu đựng như thế. Vì vậy, những trận chiến tung tóe sẽ xảy ra để khẳng định ai là kẻ mạnh nhất.
Thông thường mèo trưởng thành khi đạt từ 2-4 tuổi. Lúc này chúng cần được khẳng định địa vị của mình hoặc bị những con mèo khác đánh để giành địa vị.
Đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ
Mèo đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Khi có nhiều hơn một chú mèo cùng sinh hoạt trong một ngôi nhà. Chúng sẽ dễ xâm phạm lãnh thổ của nhau khi đi tới lui và sử dụng đồ vật trong nhà. Đánh nhau là một điều dễ hiểu ở mèo.
Có thể do chúng đã không ưa nhau từ trước
Mèo đánh nhau vì những mâu thuẫn từ trước (Ảnh : Pawesome Cats)
Đánh nhau ở mèo không chỉ bộc phát nhất thời mà có thể là sự thù ghét từ trước. Trong quá trình sinh hoạt, chúng gây hấn với nhau và không đánh lúc đó nhưng khi có giọt nước làm tràn ly thì đương nhiên một trận tỉ thí sẽ diễn ra.
Mèo có thể thách thức nhau bằng tiếng kêu hoặc chúng ngầm hiểu đối phương đang có ý đồ với mình. Mặt khác, chúng có thể nhận ra những thách thức của con mèo khác qua ánh mắt. Bạn sẽ không thể nhận ra lúc nào chúng đã gửi tín hiệu để chuẩn bị khởi mào cuộc chiến mà đến khi chúng thật sự đánh nhau thì bạn mới biết được.
Mèo đực đánh nhau giành bạn tình
Phần lớn những cuộc chiến ở mèo xảy ra ở mèo đực (chưa được triệt sản) và tình hình càng căng thằng hơn khi đến mùa sinh sản của mèo. Nếu mèo được triệt sản trước khi đòi mèo cái vào mùa sinh sản thì bạn có 90% khả năng có thể hạn chế được những trận chiến của mèo ở nhà.
Những con mèo yếu hơn thường trở thành nạn nhân để mèo phô trương sức mạnh
Những con mèo yếu thế sẽ trở thành mục tiêu bắt nạt (Ảnh : Perth Cat Hospital)
Những con mèo yếu, được đánh giá thấp nhất trong nhà thường là những con mèo già, mèo con hay những con mèo mắc bệnh và ốm yếu. Chúng trở thành mục tiêu bắt nạt của những con mèo khác.
Sự thêm hoặc bớt thành viên mèo cũng có thể khiến những trận đánh xảy ra nhiều hơn
Bất kỳ sự thêm bớt thành viên nào cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trong nhóm mèo. Chúng có thể sẽ đánh nhau nhiều hơn. Hoặc thay đổi môi trường sống hay bạn di chuyển đồ đạc trong nhà cũng khiến chúng dễ đánh nhau hơn. Tóm lại, bất kì thay đổi nào đều cũng có thể khiến mèo căng thẳng và choảng nhau nhiều hơn.
Không đủ không gian khiến mèo dễ xảy ra tranh chấp
Không gian nhỏ cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng đánh nhau (Ảnh : Catvills)
Việc thiếu không gian khiến cho mèo tranh giành lãnh thổ dữ dội hơn. Mèo có nhiều cách để đánh dấu lãnh thổ như dụi má vào các đồ vật để đánh dấu lại mùi hương của mình, tuần tra khu vực lãnh thổ và đánh dấu bằng nước tiểu. Những cuộc chiến bắt đầu từ nguyên nhân xâm phạm lãnh thổ thường khó xử lí hơn vì mèo có hành vi đánh dấu lãnh thổ, một khi bị xâm phạm chắc chắn chúng sẽ chiến đấu.
Việc nuôi nhiều chú mèo sẽ giúp bạn thỏa đam mê yêu mèo của mình. Tuy nhiên, nhiều mèo lại càng nhiều rắc rối. Bạn hãy tham khảo những phương pháp ngăn chặn mèo đánh nhau để can ngăn chúng. Tránh việc tình hình trở nên trầm trọng và chúng không thể sống cùng nhà.
Mặt khác, đánh nhau cũng dễ khiến cho mèo bị thương chảy máu hoặc hư mắt, chấn thương bên trong. Hãy lưu ý những nguyên nhân để có phương án ngăn cản hợp lí cho trường hợp của mình bạn nhé !
Nguồn tham khảo : The Spruce Pets